Buổi talkshow “Bảo tồn văn hóa – Doanh nghiệp xã hội làm được gì” được tổ chức bởi Ingo phối hợp với Zó Project đã diễn ra ngày 20/04/2016 tại Fablab Saigon. Chương trình gồm 3 mục tiêu chính:
Để mở đầu chương trình, chị Đào Huệ Chi - một đại diện từ Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP), đã trình bày một bức tranh tổng quan về cộng đồng doanh nghiệp xã hội Việt Nam hiện nay. Năm 2015 vừa qua mang lại một tín hiệu vui khi mà DNXH lần đầu tiên được công nhận về mặt pháp lý. Thêm vào đó là câu chuyện thành công của những DNXH đã vận dụng tinh thần doanh nhân để giải quyết vấn đề xã hội và được cộng đồng ủng hộ. Điển hình như Zó Project, ra đời năm 2013 với sứ mệnh bảo tồn kỹ thuật làm giấy dó truyền thống của cha ông từ thế kỷ 13. Chị Trần Hồng Nhung – người sáng lập Zó Project đã nhiệt tình chia sẻ về việc kết hợp doanh nghiệp với làng nghề, và sự sáng tạo của xã hội để bảo tồn và đưa giấy dó tìm lại chỗ đứng trong cuộc sống hiện đại.
Vậy thì đâu là giải pháp cho việc đưa văn hóa truyền thống quay về với xã hội hiện đại? Câu trả lời được chính các doanh nghiệp đang tạo nên các sản phẩm văn hóa chia sẻ trong phần tọa đàm “Vai trò của sáng tạo trong bảo tồn văn hóa”, với sự góp mặt của:
- Giới thiệu mô hình doanh nghiệp xã hội (DNXH) và vai trò trong hoạt động bảo tồn văn hóa.
- Chia sẻ về những dự án bảo tồn văn hóa bằng việc sáng tạo và kinh doanh sản phẩm ứng dụng mang tính văn hóa.
- Tạo không gian để kết nối cộng đồng những người quan tâm đến văn hóa Việt Nam.
Để mở đầu chương trình, chị Đào Huệ Chi - một đại diện từ Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP), đã trình bày một bức tranh tổng quan về cộng đồng doanh nghiệp xã hội Việt Nam hiện nay. Năm 2015 vừa qua mang lại một tín hiệu vui khi mà DNXH lần đầu tiên được công nhận về mặt pháp lý. Thêm vào đó là câu chuyện thành công của những DNXH đã vận dụng tinh thần doanh nhân để giải quyết vấn đề xã hội và được cộng đồng ủng hộ. Điển hình như Zó Project, ra đời năm 2013 với sứ mệnh bảo tồn kỹ thuật làm giấy dó truyền thống của cha ông từ thế kỷ 13. Chị Trần Hồng Nhung – người sáng lập Zó Project đã nhiệt tình chia sẻ về việc kết hợp doanh nghiệp với làng nghề, và sự sáng tạo của xã hội để bảo tồn và đưa giấy dó tìm lại chỗ đứng trong cuộc sống hiện đại.
Vậy thì đâu là giải pháp cho việc đưa văn hóa truyền thống quay về với xã hội hiện đại? Câu trả lời được chính các doanh nghiệp đang tạo nên các sản phẩm văn hóa chia sẻ trong phần tọa đàm “Vai trò của sáng tạo trong bảo tồn văn hóa”, với sự góp mặt của:
- Cô Inrahani - Sáng lập Doanh nghiệp dệt thổ cẩm Chăm (Cham Textile) từ năm 1992. Cô và gia đình đã gìn giữ, phát triển nghề dệt thổ cẩm Chăm trên chính mảnh đất quê hương Mỹ Nghiệp, Ninh Thuận. Từ đó mà các mặt hàng thổ cẩm Chăm đã có mặt khắp thị trường trong nước và quốc tế.
- Chị Phan Giang - Phụ trách thiết kế và phát triển sản phẩm của Zó Project. Chị đã thổi hồn cho chất liệu giấy dó dân tộc thành các sản phẩm nghệ thuật mang tính ứng dụng cao.
- Chị Nguyễn Thị Thanh Mai - Sáng lập INGO năm 2014. Chị đã tạo bộ học cụ in tranh Đông Hồ truyền thống cho học sinh từ 6 - 12 tuổi, nhằm lưu giữ và phổ biến kỹ thuật in tranh và sắc màu dân tộc.
Trong phần này đã có những tranh luận sôi nổi giữa người tham dự và các đại diện xoay quanh nhận định “Văn hóa dân tộc chỉ được bảo tồn và gìn giữ nguyên vẹn trong một không gian văn hóa của chính nó”. Cả 3 đại điện với kinh nghiệm trong phát triển ngành nghề của mình đều có một quan điểm chung là văn hóa chỉ thực sự sống khi nó cũng bắt nhịp với đời sống xã hội. Vì vậy việc bước qua những bức tường không gian để đưa văn hóa cổ truyền vào trong đời sống đương đại là một cách gìn giữ và phát huy giá trị của nó.
Buổi talkshow khép lại để mở một câu hỏi cho chính những đại diện và những người tham dự. Vậy thì đối với những sản phẩm văn hóa thì đâu là giá trị truyền thống cần được lưu giữ, đâu là giá trị sáng tạo để đưa những sản phẩm đó vào đời sống đương đại.
Buổi talkshow khép lại để mở một câu hỏi cho chính những đại diện và những người tham dự. Vậy thì đối với những sản phẩm văn hóa thì đâu là giá trị truyền thống cần được lưu giữ, đâu là giá trị sáng tạo để đưa những sản phẩm đó vào đời sống đương đại.