Có thể bạn đã nhìn thấy tranh Lợn đàn, Gà đàn, Đám cưới chuột hay Hứng dừa qua sách báo hoặc tivi? Tôi nhớ mang máng là thời cấp 1 hay cấp 2 đã từng thấy những hình ảnh đó trong sách giáo khoa môn Mỹ thuật nhưng không có ấn tượng gì sâu sắc về tranh. Mãi đến khi được tận mắt ngắm một bức tranh Đông Hồ hình em bé ôm ngỗng mẹ mua để tôi đem ra nước ngoài tặng bạn bè quốc tế, được lấy tay rà lên tờ giấy điệp có phần thô ráp mà lấp lánh thì tôi mới thắc mắc bức tranh thú vị này được làm như thế nào và có ý nghĩa ra sao.
Như một đứa trẻ tò mò, tôi lên mạng tìm kiếm thông tin về tranh Đông Hồ. Từ đó, tôi mới thấm thía được nét đẹp của tranh Đông Hồ đến những nội dung rất dân dã trong cuộc sống người lao động xưa, từ giấy dó phủ điệp (hay còn gọi là giấy điệp), từ các bản in khắc gỗ, từ những màu in mộc mạc được nghệ nhân pha chế từ các vật liệu hoàn toàn tự nhiên.
Bạn có biết nghề tranh dân gian Đông Hồ bắt nguồn từ hơn 500 năm trước? Mặc dù nghề tranh đã có một bề dày lịch sử đáng ghi nhận và tranh vẫn được báo đài ca ngợi mỗi dịp xuân về, ít người trong số chúng ta có cơ hội được tiếp cận với tranh thật, được đến làng Đông Hồ để quan sát và trao đổi trực tiếp với các nghệ nhân làm tranh. Thêm vào đó, các bạn trẻ thời nay hiếm khi nhận được sự giải thích đầy đủ về nội dung các bức tranh tranh truyền thống từ gia đình hay nhà trường. Sẽ thật đáng tiếc nếu đó là lí do tại sao tranh Đông Hồ ngày càng mai một, và một ngày nào đó, chúng ta sẽ mất những tinh hoa các nghệ nhân Đông Hồ đã chắc lọc và tích luỹ từ bao đời nay.
Thấy được vấn đề này, tôi nảy ra ý tưởng thiết kế một bộ dạy in tranh cho trẻ em trong độ tuổi từ 6-12, dựa trên nền tảng tranh Đông Hồ. Tôi hi vọng bộ in tranh sẽ giúp các em tiếp cận với nghệ thuật tranh Đông Hồ theo cách chơi mà học, học mà chơi, tại nhà hoặc tại trường, ngay cả khi các em không có điều kiện đến đến thăm làng Đông Hồ. Theo tôi, đây là một giải pháp để nghề tranh truyền thống này được tồn tại một cách bền vững trong tâm thức của thế hệ iPad.
Qua blog này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thiết kế và phát triển bộ in tranh trong thời gian tới và mong sẽ nhận được sự ủng hộ của các bạn, những người quan tâm về việc bảo tồn tinh hoa văn hoá Việt Nam.
Như một đứa trẻ tò mò, tôi lên mạng tìm kiếm thông tin về tranh Đông Hồ. Từ đó, tôi mới thấm thía được nét đẹp của tranh Đông Hồ đến những nội dung rất dân dã trong cuộc sống người lao động xưa, từ giấy dó phủ điệp (hay còn gọi là giấy điệp), từ các bản in khắc gỗ, từ những màu in mộc mạc được nghệ nhân pha chế từ các vật liệu hoàn toàn tự nhiên.
Bạn có biết nghề tranh dân gian Đông Hồ bắt nguồn từ hơn 500 năm trước? Mặc dù nghề tranh đã có một bề dày lịch sử đáng ghi nhận và tranh vẫn được báo đài ca ngợi mỗi dịp xuân về, ít người trong số chúng ta có cơ hội được tiếp cận với tranh thật, được đến làng Đông Hồ để quan sát và trao đổi trực tiếp với các nghệ nhân làm tranh. Thêm vào đó, các bạn trẻ thời nay hiếm khi nhận được sự giải thích đầy đủ về nội dung các bức tranh tranh truyền thống từ gia đình hay nhà trường. Sẽ thật đáng tiếc nếu đó là lí do tại sao tranh Đông Hồ ngày càng mai một, và một ngày nào đó, chúng ta sẽ mất những tinh hoa các nghệ nhân Đông Hồ đã chắc lọc và tích luỹ từ bao đời nay.
Thấy được vấn đề này, tôi nảy ra ý tưởng thiết kế một bộ dạy in tranh cho trẻ em trong độ tuổi từ 6-12, dựa trên nền tảng tranh Đông Hồ. Tôi hi vọng bộ in tranh sẽ giúp các em tiếp cận với nghệ thuật tranh Đông Hồ theo cách chơi mà học, học mà chơi, tại nhà hoặc tại trường, ngay cả khi các em không có điều kiện đến đến thăm làng Đông Hồ. Theo tôi, đây là một giải pháp để nghề tranh truyền thống này được tồn tại một cách bền vững trong tâm thức của thế hệ iPad.
Qua blog này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thiết kế và phát triển bộ in tranh trong thời gian tới và mong sẽ nhận được sự ủng hộ của các bạn, những người quan tâm về việc bảo tồn tinh hoa văn hoá Việt Nam.